Mụn cóc là tình trạng da liễu phổ biến, gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về loại mụn này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu mụn cóc là gì, nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách điều trị triệt để mụn cóc qua bài viết dưới đây nhé!
Mụn cóc là gì?
Mụn cóc là các nốt sần sùi màu trắng giống như súp lơ, có kích thước to nhỏ khác nhau nhưng thường tương đương hạt cơm. Mụn cóc là một bệnh lý do virus HPV gây ra kích thích tăng sinh tế bào nhanh chóng.
Môi trường có vết thương và da ẩm là nơi lý tưởng cho vi khuẩn xâm nhập qua da. Virus HPV có hơn 60 loại khác nhau và gây ra mụn cóc ở các vị trí khác nhau. Vì vậy có rất nhiều loại mụn cóc và chúng được gọi tên theo vị trí xuất hiện. Hầu hết mụn cóc không nguy hiểm và gây ra triệu chứng nhưng có thể gây đau khi chạm vào. Bên dưới là hình ảnh mụn với các nốt mụn sần sùi có kích thước to nhỏ khác nhau
Nguyên nhân gây ra mụn cóc là gì?
Nguyên nhân chính gây ra mụn cóc là sự xâm nhập của virus HPV. Virus HPV xâm nhập vào da qua vết thương hở, gây nhiễm trùng và hình thành mụn cóc. Đặc biệt, virus HPV có khả năng lây lan từ giữa các bộ phận trên cơ thể và lây lan từ người này sang người khác qua các phương thức như:
- Tiếp xúc trực tiếp với vùng da nơi xuất hiện mụn cóc.
- Sử dụng chung các vật dụng vệ sinh cá nhân như khăn tắm, dao cạo râu.
- Quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm mụn cóc (trong trường hợp mụn cóc sinh dục).
- Hành động như cắn móng tay, cạy lớp biểu bì hay cạo râu có thể làm cho virus lây lan đến các bộ phận khác.
Hình ảnh bên dưới thể hiện tế bào hiễm virus HPV gây ra mụn cóc
Hình ảnh và dấu hiệu nhận biết của mụn cóc
Dưới đây là một số dấu hiệu để nhận biết mụn cóc:
- Mụn cóc thường sưng và nổi trên bề mặt da, sần sùi và có kích thước trung bình từ 1 – 10mm.
- Mụn cóc có hình dáng như súp lơ, có thể mọc đơn lẻ hoặc theo cụm.
- Mụn có gây đau khi tác động ngoại lực. Một số triệu chứng khác như gây ra cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, chảy máu nhẹ hoặc kích ứng ở bộ phận sinh dục.
Mụn cóc có kích thước khá nhỏ, tuy nhiên người bệnh vẫn có thể cảm nhận hoặc nhìn thấy chúng. Thông thường mụn cóc bắt đầu dưới dạng những khối u nhỏ, mềm nên đôi khi người bệnh không chú ý. Phía dưới là hình ảnh mụn cóc sưng và nổi trên bề mặt da
Phân loại mụn cóc và các vị trí hay xuất hiện
Mụn cóc là một vấn đề da liễu phổ biến và chúng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể. Dưới đây là vị trí và phân loại mụn cóc hay xuất hiện:
- Mụn cóc thông thường: Là loại mụn cóc không có triệu chứng và gây đau nhẹ khi tác động ngoại lực, thường xuất hiện dưới dạng các khối u có màu đen hoặc xám, cứng và sần sùi. Loại mụn cóc này thường xuất hiện ở mu bàn tay, ngón tay, bàn chân, khuôn mặt do virus xâm nhập qua các vết xước hoặc vết thương hở.
- Mụn cóc dạng sợi: Có kích thước dài, hẹp, nhiều nhú, thường gặp ở mặt, quanh miệng, mí mắt, mũi. Mụn cóc dạng sợi không có triệu chứng nhưng lành tính và dễ điều trị.
- Mụn cóc ở chân: Loại mụn cóc này thường do HPV loại 1, 2, 4 gây ra; chúng thường là những khối u nhỏ nâu sậm, mềm, có sừng hoá xung quanh và gây đau khiến việc đi lại trở nên khó khăn. Loại mụn cóc này dễ vỡ do chịu lực ép của chân và mặt đất.
- Mụn cóc phẳng: Thường phổ biến ở lứa tuổi thanh thiếu niên, chủ yếu do HPV loại 3 và 10 gây ra. Mụn cóc phẳng thường có kích thước khoảng 5mm, nhẵn, đầu phẳng và màu vàng nâu. Mụn cóc phẳng có tốc độ phát triển và lây lan nhanh chóng đồng thời khó có thể điều trị.
- Mụn cóc sinh dục: Loại mụn cóc này xuất hiện dưới dạng các nốt sần trên diện rộng, có cuống thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục và hậu môn. Chúng lây lan thông qua quan hệ tình dục, tiếp xúc với dịch tiết hoặc vùng da bị nhiễm bệnh. Đặc biệt, phụ nữ mang thai có thể lây nhiễm bệnh cho trẻ sơ sinh khi sinh con.
Cách điều trị mụn cóc triệt để
Điều trị mụn cóc là quá trình quan trọng để giảm thiểu ảnh hưởng của mụn cóc và ngăn chặn tái phát. Mụn cóc có thể được điều trị bằng thuốc bôi hoặc tại các bệnh viện.
Điều trị mụn cóc bằng thuốc bôi
Thuốc bôi là phương pháp phổ biến, hiệu quả đồng thời có chi phí hợp lý để giảm thiểu và kiểm soát mụn cóc.
Acid salicylic
Acid salicylic là loại thuốc bôi phổ biến để trị mụn cóc. Trước khi bôi acid salicylic, cần ngâm mụn trong nước ấm, sau đó lau khô và thoa thuốc trực tiếp lên mụn. Thực hiện đều đặn trong khoảng 2 – 3 tháng sẽ đảm bảo hiệu quả tốt nhất trong việc điều trị mụn cóc.
Lưu ý rằng không được phép để acid salicylic lan sang vùng da xung quanh và cần tránh đậy kín sau khi sử dụng. Cầnh tránh sử dụng acid salicylic cho những bệnh nhân có bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, hoặc mụn cóc bị nhiễm trùng. Trong trường hợp acid salicylic tiếp xúc với mắt, cần rửa sạch bằng nước trong vòng 15 phút và ngay lập tức tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa mắt để có biện pháp xử lý kịp thời.
Cantharidin
Cantharidin là một chất béo có nguồn gốc từ bọ cánh cứng, có khả năng làm phồng rộp vùng da xung quanh mụn cóc, sau đó mụn cóc sẽ bong ra. Cantharidin không để lại vết sẹo sau quá trình điều trị nhưng có khả năng gây kích ứng da, đau rát sau khi sử dụng. Chính vì vậy, Cantharidin chỉ nên sử dụng khi có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa da liễu.
Điều trị mụn cóc tại bệnh viện
Khi mụn cóc của bạn nghiêm trọng hoặc không phản ứng với các biện pháp tự điều trị, bạn nên đến bệnh viện để được điều trị loại bệnh lý này một cách hiệu quả.
Sử dụng phương pháp áp lạnh
Phương pháp áp lực để điều trị mụn cóc thường được thực hiện qua nhiều giai đoạn. Mỗi lần thực hiện, bác sĩ sẽ tiến hành phun nitơ lỏng trực tiếp vào mụn cóc, tạo ra một vùng phồng rộp. Sau một khoảng thời gian nhất định, vết phồng rộp và mụn cóc sẽ tự bong ra. Tuy nhiên, phương pháp áp lạnh có thể gây ra sẹo, mất cảm giác tạm thời hoặc mất sắc tố da vĩnh viễn. Đồng thời phương pháp áp lạnh cũng gây đau nên không được khuyến khích đối với trẻ nhỏ.
Phẫu thuật đốt điện hoặc nạo
Phẫu thuật đốt điện hoặc nạo là phương pháp thường được sử dụng cho các mụn cóc phẳng và kích thước dưới 2cm. Trước khi tiến hành loại bỏ mụn, bệnh nhân sẽ được gây tê tại chỗ để giảm cơn đau. Phương pháp này ít gây nhiễm trùng và có tốc độ lành vết thương nhanh chóng. Tuy nhiên, mụn cóc có thể dễ tái lại do không loại bỏ được hết nhân và rễ của mụn cóc trong quá trình phẫu thuật.
Sử dụng phương pháp cắt bỏ
Phương pháp cắt bỏ được sử dụng để loại bỏ mụn cóc dạng nhú, bác sĩ sẽ thực hiện quy trình này sau khi bệnh nhân được gây tê. Quá trình cắt bỏ mụn cóc này thường đòi hỏi sự chính xác và kỹ thuật cao, các bác sĩ sẽ sử dụng dao mổ hoặc công cụ phẫu thuật để cạo hoặc cắt bỏ mụn cóc một cách cẩn thận.
Điều trị bằng laser
Phương pháp điều trị bằng laser sử dụng ánh sáng Laser CO2 Fractional để tạo ra sự đốt nóng và phá hủy các mạch máu nhỏ bên trong mụn cóc. Phương pháp này được dùng khi những bệnh nhân mắc phải tình trạng mụn cóc nặng, cần loại bỏ hoàn toàn các nốt sần sùi trên da và ngăn chặn quá trình lây lan sang vùng da xung quanh. Tuy nhiên, điều trị bằng laser có thể gây đau và để lại vết sẹo sau quá trình điều trị. Phía dưới là hình ảnh bệnh nhân vừa được trị mụn cóc bằng laser
Sử dụng kháng sinh bleomycin
Kháng sinh Bleomycin có khả năng tan trong nước và có tác dụng độc tế bào, được sử dụng để điều trị khi mụn cóc không phản ứng với các phương pháp khác. Cơ chế hoạt động của kháng sinh Bleomycin là ức chế sự phân chia và tăng trưởng của tế bào. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây đau trong và sau khi tiêm, hình thành sẹo và thay đổi về sắc tố da. Đặc biệt, phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng bleomycin.
Áp dụng liệu pháp miễn dịch
Phương pháp miễn dịch được sử dụng đối với những trường hợp mụn cóc cứng đầu mà các phương pháp điều trị thông thường không đáp ứng được. Liệu pháp miễn dịch có khả năng tác động trực tiếp vào virus gây bệnh, nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Bác sĩ thường chọn sử dụng một số hóa chất như diphencyprone (DCP) để khử mụn cóc.
Các cách phòng ngừa mụn cóc hiệu quả từ lời khuyên của chuyên gia
Chủ động phòng ngừa mụn cóc có thể giảm rủi ro lây lan và hạn chế tái phát mụn cóc. Dưới đây là các biện pháp phòng ngừa mụn cóc hiệu quả theo lời khuyên của chuyên gia:
- Không cạo trên vùng mụn cóc để tránh làm tổn thương da và tăng khả năng lây nhiễm.
- Ngưng thói quen cắn móng tay để giảm nguy cơ tạo ra những vết thương dễ bị nhiễm trùng.
- Không chia sẻ vật dụng cá nhân như khăn tắm, quần áo, bấm móng tay, dao cạo râu để tránh nguy cơ lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp.
- Tiêm vaccine HPV và sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục nhằm ngăn chặn lây nhiễm mụn cóc sinh dục.
- Tránh gãi, cắt hoặc cạy mụn cóc để không gây tổn thương da và lây nhiễm.
- Sử dụng dép xỏ ngón hoặc giày khi sử dụng phòng thay đồ công cộng hoặc khu vực hồ bơi để giảm tiếp xúc trực tiếp với nền đất hoặc bề mặt có thể nhiễm mụn cóc.
Giải đáp một số thắc mắc khi trị mụn cóc cùng chuyên da gia liễu
Khi bị mụn cóc, rất nhiều bạn có những băn khoăn liên quan đến quá trình điều trị và chăm sóc da. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi sẽ giải đáp một số thắc mắc phổ biến khi trị mụn cóc cùng chuyên gia gia liễu.
Những ai có thể bị mụn cóc?
Ai cũng có thể mắc phải tình trạng mụn cóc, đặc biệt là trẻ em bởi vì trẻ em thường xuyên hoạt động và có nhiều vết trầy xước. Bên cạnh đó, những người có hệ thống miễn dịch suy yếu bao gồm cả người già và những người mắc các bệnh tự miễn dịch, có khả năng cao mắc phải mụn cóc hơn.
Bác sĩ khuyến nghị những trường hợp mắc phải mụn cóc trong khoảng thời gian lớn hơn 2 năm nên đến bệnh viện kiểm tra để các bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác và lên kế hoạch điều trị phù hợp với từng bệnh nhân.
Mụn cóc có lây không?
Mụn cóc có thể lây lan dễ dàng từ người này qua người khác hoặc qua các bộ phận khác trên cơ thể bởi sự lây lan của virus HPV. Những nguyên nhân tiềm ẩn cho sự lan truyền Virus HPV bao gồm việc tiếp xúc trực tiếp với mụn cóc, chạm vào các vật dụng cá nhân nhiễm virus, cắn móng tay, cạo râu hay quan hệ tình dục.
Mụn cóc có tự hết không?
Mụn có thể tự hết nhưng cần thời gian và chăm sóc rất lâu. Khoảng 25% trường hợp mụn cóc có thể tự biến mất tự nhiên trong khoảng 3 – 6 tháng. Tuy nhiên, khoảng 65% mụn cóc có thể sẽ mất hơn 2 năm để tự biến mất và có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể, dẫn đến sự xuất hiện của nhiều mụn cóc hơn nếu không có sự can thiệp của y tế.
Do đó, việc đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để kiểm tra và nhận tư vấn về cách điều trị mụn cóc hiệu quả là rất quan trọng. Điều này giúp bạn tránh được tình trạng mụn cóc lan rộng trên cơ thể, từ đó giảm thiểu hậu quả xấu cho làn da.
Mụn cóc có nguy hiểm không?
Mụn cóc không gây nguy hiểm. Hầu hết sau khi điều trị mụn cóc sẽ biến mất và không gây ra vấn đề lớn sau điều trị. Tuy nhiên, đôi khi mụn cóc có thể biến chứng và gây ra những căn bệnh nặng bao gồm nhiễm trùng, ung thư hậu môn, ung thư cổ tử cung và ung thư vòm họng hay nhiễm trùng.
Mụn cóc có ngứa không?
Hầu hết mụn cóc đều gây ngứa. Mụn cóc xuất hiện do nhiễm virus HPV và loại virus kích thích sự phát triển không kiểm soát của các tế bào, dẫn đến hình thành các nốt sần sùi trên bề mặt da. Những nốt này thường bị bao phủ bởi lớp da khô, gây kích ứng và do đó thường gây ngứa.
Bị mụn cóc khi nào cần gặp bác sĩ?
Bạn nên đi khám bác sĩ nếu mụn cóc gây ra cảm giác đau, xuất hiện chảy máu, có dấu hiệu rỉ dịch hoặc mụn cóc lan rộng đến các vùng da khác trên cơ thể đồng thời có sự thay đổi về màu sắc, kích thước, tái phát nhanh chóng sau khi loại bỏ.
Bên cạnh đó, người bệnh có mụn cóc ở bộ phận sinh dục hoặc người bị mụn cóc có các tình trạng bệnh khác như tiểu đường hoặc suy giảm miễn dịch cần phải đến gặp bác sĩ để có biện pháp điều trị trước khi bệnh lý trở nên tồi tệ hơn.
Dấu hiệu nhận biết mụn cóc sắp khỏi là gì?
Mụn cóc sắp khỏi thì vùng xung quanh mụn sẽ bắt đầu bong ra từ từ và cuối cùng tách khỏi bề mặt da. Thông thường, mụn cóc ở mức độ nhẹ sẽ tự giải quyết mà không để lại sẹo. Tuy nhiên, trong những trường hợp mụn cóc không thể tự giải quyết trong một thời gian dài, bạn nên gặp bác sĩ để đưa ra hướng giải quyết.
Hy vọng các thông tin về mụn cóc trong bài viết có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề da liễu này. Mong rằng bạn sẽ sớm loại bỏ được mụn cóc thông qua những phương pháp chúng tôi đã chia sẻ. Hãy duy trì lối sống khoa học, lành mạnh để phòng ngừa loại bệnh lý này!