Nguyên nhân và cách điều trị mụn bọc ở mũi hiệu quả nhất

Nội dung

Mụn bọc ở mũi gây cảm giác khó chịu, đau nhức và gây mất thẩm mỹ. Gặp tình trạng này bất kỳ ai cũng đều lo lắng và muốn nhanh chóng giải quyết. Tuy nhiên không phải ai cũng biết xử lý đúng cách, ngược lại còn gây tình trạng mụn nặng hơn. Vậy cụ thể mụn bọc ở mũi là gì? và cách điều trị ra sao, cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Mụn bọc ở mũi
Cách ngăn ngừa và điều trị mụn ở mũi

Mụn bọc ở mũi là gì? Dấu hiệu nhận biết mụn bọc ở mũi

Mụn bọc ở mũi là loại mụn có kích thước khá lớn, sưng viêm và nhân mụn thường nằm sâu bên trong có chứa rất nhiều mủ. Khi chạm vào loại mụn này có cảm giác đau nhức và sưng tấy. Khác với các loại mụn thông thường, thì mụn bọc thường có xu hướng gây mất thẩm mỹ hơn nhiều và gây cảm giác khó chịu cho người bị.

Nếu đang gặp tình trạng mụn bọc nhưng không biết cách chăm sóc hoặc xử lý kịp thời, mụn rất dễ bị vỡ và có thể lây lan sang những vùng da khác. Không những vậy, mụn có thể để lại thâm hoặc sẹo rỗ trên mặt, khiến quá trình điều trị càng trở nên khó khăn và tốn kém hơn.

Nguyên nhân gây mụn bọc ở mụi
Mụn bọc ở mũi có kích thước lớn gây đau nhức và khó chịu

Nguyên nhân gây ra mụn bọc ở mũi là gì?

Để xử lý mụn bọc ở mũi, bạn cũng cần biết tới những nguyên nhân gây ra loại mụn này để từ đó có cách phòng tránh an toàn. Cụ thể, một số nguyên nhân thường gặp có thể kể đến như:

Do thói quen sinh hoạt không lành mạnh

Thức khuya thường xuyên, ăn uống không lành mạnh cũng là nguyên nhân hàng đầu gây mụn bọc trên da. Đặc biệt, cơ thể không vận động thường xuyên, độc tố tích tụ bên trong lâu ngày cũng làm cho nội tiết tố ảnh hưởng và gây mụn bọc trên da nhanh chóng.

Do vệ sinh da mặt không đúng cách

Rửa mặt không đúng cách, hoặc rửa không sạch cũng khiến mụn bọc có nguy cơ hình thành. Điều này khiến cho vi khuẩn dễ có cơ hội phát xâm nhập mạnh mẽ trên da, từ đó gây mụn bọc. Cách vệ sinh da mặt phù hợp nhất đó là rửa 2 lần/ngày vào sáng và tối. Nên sử dụng tẩy trang để làm sạch sâu lỗ chân lông, giúp loại bỏ bã nhờn, bụi bẩn nhanh chóng.

Do thói quen sờ tay lên mặt

Hàng ngày, bàn tay của chúng ta tiếp xúc với rất nhiều đồ vật chứa vi khuẩn, vụi bẩn. Chính vì thế, thói quen chạm tay lên mặt là cực kỳ xấu. Khi này, vi khuẩn từ tay cũng được đưa trực tiếp lên da, khiến da bị ảnh hưởng và hình thành những nốt mụn bọc ở mũi xấu xí.

Căng thẳng, stress lâu ngày

Đây là nguyên nhân hàng đầu gây mụn và gây lão hoá da nhanh chóng. Khi này, nội tiết tố bên trong cơ thể bị thay đổi, dẫn đến hình thành mụn bọc nhanh hơn. Đặc biệt, khi đã tìm cách để xử lý và điều trị nhưng không đỡ sẽ khiến cho bạn càng lo lắng và stress hơ. Từ đó, mụn cũng hình thành càng nhiều hơn. Vì thế, hãy luôn tích cực, lạc quan để làn da được chăm sóc nhé!

Bị mụn bọc ở mũi
Căng thẳng và stress kéo dài cũng khiến tình trạng mụn bọc xuất hiện nhanh chóng

Rối loạn nội tiết tố

Điều này được thấy nhiều nhất ở tuổi dậy thì hoặc đầu chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ đang mang thai,… Khi này nồng độ hormone trong cơ thể tăng cao và gây rối loạn nội tiết tố. Từ đó, kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ hơn, và gây mụn bọc hình thành trên da.

Cách trị mụn bọc ở mũi tại nhà

Sử dụng đá lạnh để trị mụn bọc

Đây là cách đơn giản và tiết kiệm chi phí nhất để loại bỏ mụn bọc ngay tại nhà. Đá lạnh có thể giúp giảm tình trạng sưng tấy, đau nhức. Ngoài ra, với nhiệt độ lạnh nên sử dụng đá cũng giúp se khít lỗ chân lông, hạn chế mụn hình thành.

Cách thực hiện như sau:

  • Sử dụng một chiếc khăn sạch và mềm, cho một vài viên đá lạnh.
  • Chườm lên khu vực da bị mụn bọc nhẹ nhàng.
  • Duy trì hoạt động này khoảng 2-3 lần mỗi ngày để giảm tình trạng sưng tấy của mụn bọc nhé!
Mụn bọc ở mụi bao lâu thì khỏi
Cách sử dụng đá lạnh để trị mụn bọc

Sử dụng tinh dầu tràm trà để trị mụn bọc

Cách trị mụn bọc ở mũi đơn giản khác đó là sử dụng tinh dầu tràm trà. Tinh dầu tràm trà được biết tới là loại tinh dầu có tính kháng khuẩn tự nhiên, hỗ trợ loại bỏ mụn bọc nhanh chóng.

Cách thực hiện:

  • Vệ sinh da mặt thật sạch.
  • Dùng tăm bông thấm tinh dầu tràm trà rồi thoa nhẹ nhàng lên nốt mụn.
  • Giữ nguyên khoảng 10 phút trên da.
  • Rửa lại bằng nước sạch.
  • Áp dụng khoảng 3-4 lần/tuần để nhanh chóng loại bỏ mụn bọc.
cách trị mụn bọc ở mũi
Sử dụng tinh dầu tràm trà để trị mụn bọc

Trị mụn bọc tại nhà bằng tỏi

Tỏi không chỉ là loại nguyên liệu phổ biến trong đời sống hàng ngày mà còn là nguyên liệu tuyệt vời để giúp trị mụn bọc hiệu quả. Tỏi có khả năng chống viêm cực tốt, giúp giảm tình trạng sưng viêm nhanh chóng.

Cách thực hiện như sau:

  • Sử dụng khoảng 2-3 củ tỏi bóc sạch.
  • Xay nhuyễn thật nhuyễn với máy xay
  • Lọc lấy phần nước cốt với khăn mềm.
  • Rửa mặt thật sạch sau đó dùng tăm bông chấm nước tỏi và thoa lên nốt mụn bọc.
  • Tiến hành sử dụng đều đặn hàng ngày trước khi đi ngủ để xử lý các nốt mụn bọc ở mũi nhanh chóng.
Trị mụn bọc ở mũi sau 1 đêm
Cách trị mụn bọc bằng tỏi

Sử dụng chanh tươi để trị mụn bọc ở mũi 

Một nguyên liệu đơn giản và dễ kiếm nhất trong đời sống hàng ngày đó chính là chanh tươi. Chanh có tác dụng kháng khuẩn, do có thành phần acid cao, vì thế, sử dụng chanh tươi có thể giúp làm khô nhân mụn. Từ đó cũng giúp các nốt mụn xẹp nhanh chóng.

Cách thực hiện như sau:

  • Sử dụng 1 quả chanh tươi và vắt lấy nước cốt.
  • Rửa mặt thật sạch rồi dùng tăm bông để thấm nước cốt chanh sau đó thoa trực tiếp lên nốt mụn.
  • Tiến hành thực hiện khoảng 2 lần mỗi ngày để nhanh chóng xử lý được mụn bọc ở mũi, tránh tình trạng sưng viêm khó chịu.
Trị mụn bọc ở mũi bằng chanh tươi
Cách sử dụng chanh tươi để trị mụn bọc

Sử dụng thuốc bôi để trị mụn bọc tại nhà

Ngoài các cách đơn giản như trên, thì một cách khác để trị mụn bọc ở mũi nhanh chóng đó là sử dụng kết hợp các loại thuốc bôi. Trong các loại thuốc bôi trị mụn được bảo chế có những thành phần quan trọng hỗ trợ làm giảm tình trạng sưng viêm hoặc đau nhức, khó chịu nhanh chóng.

Một số loại thuốc bôi để trị mụn bọc tại nhà có thể lựa chọn như sau:

  • Lotion trị mụn bọc Image Clear Cell Medicated Acne
  • Kem trị mụn Obagi Tretinoin 0.05% Cream
  • Gel làm giảm mụn Manuka Honey Gel Living Nature
  • Gel trị mụn bọc, ngừa thâm sẹo SVR Sebiaclear Cicapeel
  • Tinh chất Eucerin Pro Acne Clearing AI Treatment
  • Kem trị mụn Bioderma Sebium Global
  • Tinh chất trị mụn bọc MartiDerm Acniover Serum
  • Kem trị mụn bọc chuyên sâu Clear Extra Strength Daily Skin Clearing Treatment With 5% Benzoyl Peroxide
  • Gel giảm mụn trong 4 giờ Murad Rapid Relief Acne Spot Treatment
  • Kem trị mụn Sakura Acne Clearing Cream
Mụn bọc ở mũi bị chai cứng
Các loại thuốc bôi giúp trị mụn bọc trên da hiệu quả

Cách Nặn Mụn Bọc Không Đầu An Toàn Tại Nhà

Có nên nặn mụn bọc ở mũi không?

Theo các chuyên gia, bác sĩ da liễu thì KHÔNG nên tự ý nặn mụn bọc ở mũi bằng tay. Điều này có thể khiến cho tình trạng mụn bị nặng hơn, do điều kiện vệ sinh không đảm bảo, không có kỹ thuật nặn hoặc mụn chưa đến thời điểm nặn. Từ đó, mụn bọc có thể dễ gây tình trạng nhiễm trùng nguy hiểm.

Chính vì thế, nếu muốn nặn mụn bọc an toàn nhất, bạn cần tìm đến các cơ sở thẩm mỹ lớn, uy tín. Tại đây, bạn sẽ được kiểm tra cũng như được nặn mụn bởi các kỹ thuật viên có chuyên môn và tay nghề cao, nên đảm bảo xử lý mụn bọc ở mũi hiệu quả nhất.

Nội mụn bọc ở mũi
Không nên tự ý nặn mụn bọc tại nhà

Hướng dẫn chăm sóc da để ngăn ngừa mụn bọc

Để giúp ngăn ngừa mụn bọc hình thành trên da, bạn cần kết hợp sử dụng thuốc bôi cùng với cách chăm sóc khoa học. Cụ thể, bạn có thể lựa chọn một số cách chăm sóc đơn giản như sau:

  • Vệ sinh da sạch sẽ: Đây là bước đặc biệt quan trọng để ngăn ngừa mụn bọc hoặc các loại mụn liên quan hình thành. Sử dụng nước tẩy trang, sữa rửa mặt phù hợp với loại da, đều đặn để lỗ chân lông được thông thoáng.
  • Không nên tự ý nặn mụn bọc ở mũi: Điều này sẽ khiến cho mụn càng nặng hơn, thậm chí có thể gây tình trạng sẹo rỗ, viêm nhiễm nguy hiểm.
  • Tẩy tế bào chết định kỳ: Đừng quên tẩy tế bào chết định kỳ cho da để loại bỏ bụi bẩn hoặc các nguyên nhân gây lỗ chân lông bị bít tắc. Từ đó giúp giảm nguy cơ hình thành mụn. Tuy nhiên, chỉ nên tẩy tế bào chết cho da khoảng 1-2 lần/tuần, không tẩy da chết quá nhiều dẫn đến tình trạng da bị tổn thương.
  • Chống nắng cho da: Chống nắng là việc đặc biệt quan trọng giúp da được bảo vệ an toàn khỏi những tác nhân bên ngoài môi trường. Không chống nắng cho da còn khiến cho da bị chịu nhiều tổn thương, mất collagen và elastin tự nhiên gây nám, tàn nhang và mụn thâm, khiến việc điều trị trở nên tốn kém và khó khăn hơn.
  • Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học: Bổ nhiều nhiều rau, củ quả, các loại thực phẩm nhiều vitamin A, chất xơ, thực phẩm chức năng hỗ trợ thải độc gan. Đồng thời, hạn chế các loại sữa bò, các loại thực phẩm chứa nhiều đường, đồ cay nóng, dầu mỡ hoặc đồ ăn nhanh. Thường xuyên tập thể dục thể thao, tăng khả năng tuần hoàn cho da, tránh thức khuya và căng thẳng kéo dài.
Trị mụn bọc ở mũi
Áp dụng thói quen lành mạnh để ngăn ngừa mụn bọc ở mũi hình thành

Những thắc mắc trong quá trình điều trị mụn bọc

Bên cạnh những thông tin quan trọng liên quan đến mụn bọc ở mũi kể trên cũng còn một số các thắc mắc khác như:

Mụn bọc ở mũi bao lâu thì khỏi?

Thông thường, mụn bọc ở mũi sẽ mất khoảng 5-6 ngày thì nhận mụn sẽ khô cồi và có thể lấy nhân mụn. Có thể mất khoảng 1 tuần hoặc hơn tuỳ vào tình trạng da cũng như cơ địa của mỗi người mà thời gian khỏi cũng khác nhau.

Vì thế, điều quan trọng nhất đó chính là không được nặn mụn khi mụn chưa chín, không lấy nhân mụn quá sớm. Điều này sẽ dễ gây những tổn thương trên da sau mụn cũng như hình thành sẹo rỗ cao hơn. Từ đó, thời gian khỏi mụn cũng càng lâu hơn. Bạn có thể rút ngắn thời gian điều trị mụn bọc ở mũi bằng cách sử dụng các loại thuốc bôi trị mụn, kết hợp với các thói quen lành mạnh, ăn uống khoa học nhé!

Điều trị mụn bọc ở mũi đúng cách
Mụn bọc ở mũi có thể khỏi sau khoảng 1 tuần hoặc hơn tuỳ cơ địa mỗi người

Cách xử lý mụn bọc ở mũi để không bị sẹo rỗ?

Mụn bọc nếu không biết cách xử lý sẽ cực kỳ dễ dẫn đến tình trạng sẹo rỗ trên da. Vì thế, để hạn chế hiện tượng này, bạn có thể tham khảo cách xử lý như sau:

  • Vệ sinh tay thật sạch bằng xà phòng diệt khuẩn hoặc nước muối loãng trước khi chạm vào khu vực da bị mụn.
  • Tiến hành lau sạch khu vực mủ bị vỡ xung quanh nốt mụn. Nên sử dụng các loại bông gạc hoặc miếng vải mềm. Dùng nước muối sinh lý để lau sạch một lần nữa để tránh tình trạng mụn bọc bị lây lan sang những vùng da khác.
  • Tiến hành lấy nốt phần nhân mụn còn sót lại, tránh sưng viêm và mụn viêm nhiễm nặng hơn. Nên sử dụng tăm bông rồi lấy hết phần nhân mụn còn lại trên da để tránh vi khuẩn hoặc bụi bẩn sót lại trên da.
  • Sử dụng đá lạnh để chườm giúp giảm đau, giảm sưng, đồng thời còn giúp các vết thương nhanh chóng được co lại, giúp lỗ chân lông được se khít.
  • Sử dụng kết hợp kem trị mụn để điều trị mụn bọc. Tham khảo những loại thuốc bôi trị mụn đã chia sẻ ở trên để dùng bôi nhé!
  • Ăn uống khoa học, tránh các loại dầu mỡ, chiên rán, đồ ngọt để tránh tình trạng mụn nặng hơn.
  • Không thức quá khuya hoặc sử dụng các thiết bị điện tử vào ban đêm. Sinh hoạt khoa học, tập thể dục thể thao đều đặn để tăng cường tuần hoàn da.
Lưu ý khi nặn mụn mũ ở mũi
Hướng dẫn xử lý mụn bọc ở mũi để không bị sẹo rỗ

Như vậy, mụn bọc ở mũi cần phải biết cách xử lý và điều trị đúng mới có thể ngăn ngừa tình trạng sẹo rỗ, thâm sạm trên da. Nên lựa chọn các cơ sở da liễu có uy tín, các kỹ thuật viên có tay nghề và chuyên môn cao, các thiết bị công nghệ tiên tiến. Từ đó giúp bạn có thể xử lý nhanh chóng và an toàn tình trạng mụn bọc, trả lại một làn da mịn màng, khỏe mạnh như mong muốn.

4.9/5 - (200 bình chọn)

Các thông tin được 188 Beauty chia sẻ nhằm mục đích tham khảo, tra cứu và không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ.

Kết nối qua
Là một trong những chuyên gia da liễu giỏi tại TP HCM, cùng với đội ngũ bác sĩ và các kĩ thuật viên của mình, với mong muốn mang lại sự tin và nét đẹp hoàn mỹ của người phụ nữ nhất là làn da của họ, chuyên gia da liễu Minh Thư đã quyết định cho ra đời 188 Beauty Việt Nam.
Bình luận website
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Dịch vụ liên quan
Nhiễm-cort-da-mụn

Giá tiền:

liên hệ
3-Lấy-mụn-khoáng-sảng-đen

Giá tiền:

1.490.000 đ
799.000 đ
2-Lấy-mụn-diệp-lục

Giá tiền:

1.290.000 đ
599.000 đ
1-Lấy-mụn-cơ-bản

Giá tiền:

399.000 đ
199.000 đ
Bài viết cùng chủ đề
Đặt Lịch Hẹn
Đăng Ký Tư Vấn
Đăng Ký Dịch Vụ