Mụn bọc ở má luôn là nỗi ám ảnh của tất cả mọi người kể cả nam lẫn nữ vì gây ra cảm giác khó chịu, đau nhức trên da. Thông thường khi thấy mụn xuất hiện, mọi người có xu hướng là nặn ngay, thoa kem trị mụn hay dùng kem che khuyết điểm để giấu nó đi. Nhưng nếu điều trị không đúng cách sẽ làm cho mụn nặng hơn, để lại sẹo và vết thâm. Vây nguyên nhân và cách điều trị như thế nào cho hiệu quả?
Mụn bọc ở má là gì?
Mụn bọc ở má hay còn gọi mụn sưng đỏ ở má là loại mụn có kích thước lớn, chứa nhiều mủ, gây ra cảm giác đau nhức, sưng đỏ ở vùng da bị mụn. Mụn bọc thường xuất hiện ở hai bên cánh mũi, cằm, má, trán,… là những nơi tiết dầu nhiều nhất trên khuôn mặt. Quá trình điều tiết bã nhờn ra quá nhiều kết hợp với các bụi bẩn, tế bào da chết, phấn trang điểm, tích tụ lại…tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn Propionibacterium acnes phát triển.
Vi khuẩn này xâm nhập vào da khiến cho vùng da đó bị tổn thương, nang lông bị kích ứng, sưng tấy lên và mụn bọc hình thành. Dễ nhận biết nhất loại này chính là phần nhân mụn có mủ màu trắng hoặc vàng, nổi rõ hoặc ẩn dưới da.
Đây là loại mụn khó điều trị so với các loại mụn bình thường khác nên nếu bạn xử lý sai cách, mụn bọc sẽ vỡ ra, bị nhiễm trùng, viêm nhiễm lây lan sang các vùng xung quanh. Bên cạnh đó, vùng da bị mụn đã bị mẫn cảm nên phải chăm sóc kỹ, nhẹ nhàng để tránh có sẹo hay vết thâm khó chịu sau này.
Nguyên nhân bị mụn bọc ở má
Mụn bọc hình thành trên cả da khô, da dầu hoặc da hỗn hợp với nhiều nguyên nhân ảnh hưởng từ các yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể. Để biết được lý do tại sao mụn sưng đỏ ở má lại “đi theo” mình thường xuyên đến vậy thì xin mời bạn đọc qua các nguyên nhân sau nhé:
Áo gối và dra giường bẩn
Mỗi ngày bạn đi làm, đi học từ ngoài đường về nhà, bụi bẩn, vi khuẩn từ cơ thể bạn dính vào vỏ gối và khăn trải giường mỗi khi bạn nằm xuống. Rồi chúng nhiều hơn và trở thành một ổ các loại nấm, vi khuẩn, bụi bẩn, mỹ phẩm,… sau thời gian dài không vệ sinh hút bụi. Khi đó, da mặt của bạn tiếp xúc trực tiếp với gối mền trong lúc nằm và vi khuẩn dễ dàng gây ra mụn bọc cho da
Thường xuyên lấy tay chạm vào mặt
Đây là thói quen của rất nhiều người. Bàn tay của mọi người thường xuyên chạm vào bàn phím máy tính, nấu ăn, xách đồ đạc, bấm điện thoại,…là nơi các loại vi khuẩn, các chất độc hại bám vào. Khi bàn tay chạm vào mặt, chúng dễ dàng tiếp xúc vào da làm cho lỗ chân lông bị nghẽn gây ra tình trạng mụn
Vệ sinh da mặt không kỹ
Hoạt động tẩy trang, rửa mặt hàng ngày không kỹ sau khi trang điểm hoặc đi ra ngoài đường về làm cho các chất trong mỹ phẩm vẫn ở trên da. Làn da bạn bị bí bách, không tiết dầu được và tích tụ cũng với tế bào chết đã gây ra tình trạng mụn bọc. Ngoài ra, hành động rửa mặt mạnh tay vào vùng da xuất hiện mụn bọc làm mụn vỡ ra và lan sang các vị trí kế cận trên da.
Hoạt động cạo râu hàng ngày
Cách các bạn nam cạo râu hàng ngày cũng là nguyên nhân gây ra mụn bọc. Đơn giản là vì kem cạo râu cũng với dao cạo có khả năng gây ra kích ứng và làm cho sợi râu mọc ngược lại trong da đẫn đến mụn sưng đỏ hình thành
Chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý
Thức ăn nóng, nhiều dầu mỡ, nhiều đường, tinh bột, thiếu rau là các thành phần giúp cho mụn bọc nổi lên nhiều ở trên khuôn mặt. Bên cạnh đó, vấn đề ngủ không đủ giấc, hay thức khuya cũng khiến làn da xấu, thiếu dưỡng chất cũng là nguyên nhân gây mụn
Rối loạn nội tiết tố
Những người bước vào tuổi dậy thì, đang mang thai, cho con bú và phụ nữ tiền mãn kinh đều dễ bị mụn bọc ở má. Ngoài ra, nếu bạn đang uống thuốc ngừa thai kéo dài, kinh nguyệt không đều cũng dễ bị mụn sưng đỏ ở má. Bởi lý do rối loạn nội tiết tố là sự gia tăng quá cao hàm lượng hormone androgen trong da, kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Đây chính là môi trường thuận lợi để vi khuẩn P.acnes hoạt động và tạo ra mụn
Quá trình trao đổi chất trong cơ thể
Quá trình này làm cho gián đoạn các quá trình tự nhiên hàng ngày của cơ thể không bắt kịp việc trao đổi chất này, từ đó gây ra tình trạng viêm nhiễm và hình thành mụn
Căng thẳng, stress
Căng thẳng kéo dài khiến cho làn da bạn tiết ra dầu nhiều hơn và là môi trường thuận lợi cho mụn phát triển
Lỗ chân lông to
Lỗ chân lông to khiến cho lượng dầu tiết ra nhiều hơn, rồi làm cho làn da luôn ẩm nhờn, bết dính các bụi bẩn, vi khuẩn tạo điều kiện cho mụn bọc ở má hình thành và viêm.
Suy giảm chức năng gan, thận
Gan và thận yếu làm giảm đi chức năng đào thải chất bẩn ra khỏi cơ thể, khiến độc tố tích tụ trong cơ thể và gây mụn.
Cách giai đoạn tiến triển
Mụn bọc là loại mụn phải được điều trị đúng cách chứ không thể tự hết như các loại mụn thông thường. Mụn sẽ kéo dài trên da lâu hơn và thường tiến triển theo 3 giai đoạn sau:
- Giai đoạn mụn nhẹ: là giai đoạn mụn trứng cá xuất hiện trên da. Sau đó các mụn này sẽ trở thành mụn bọc mủ do nhiều bã nhờn, bụi bẩn, vi khuẩn tác động vào. Giai đoạn này bạn sẽ thấy nốt mụn nhỏ chưa sưng viêm nhiều
- Giai đoạn mụn trung bình: là giai đoạn tình trạng viêm xảy ra, làm cho nốt mụn bắt đầu sưng to lên, mủ vàng xuất hiện trong nhân mụn. Vết mụn này gây ra cảm giác đau nhức khi chạm vào.
- Giai đoạn mụn nặng: là giai đoạn mụn đã lớn hẳn, vết mủ đã hiện rõ và thấy bằng mắt thường, dễ vỡ ra. Khi mụn vỡ ra sẽ thấy mủ kèm máu, lỗ mụn hở lớn sau khi nhân mụn đẩy ra hết. Tuy nhiên cần lưu ý giai đoạn này vì dễ bị thâm và sẹo cho vùng da này.
Cách trị mụn bọc ở má hiệu quả nhất
Mụn bọc ở má có nhiều trạng thái khác nhau như nhẹ, trung bình hoặc đã trở nặng. Do đó, mọi người cần nắm được cách điều trị mụn phù hợp với từng giai đoạn để nhanh chóng có lại làn da đẹp cho mình. Dưới đây là 4 cách điều trị phổ biến được nhiều người áp dụng :
Sử dụng thuốc thoa đặc trị để điều trị mụn bọc ở má
Đây được xem là cách đơn giản, tiện lợi nhất mà mọi người nghĩ tới đầu tiên khi tìm kiếm cách trị mụn đỏ hai bên má tại nhà: bôi kem trị mụn. Các sản phẩm đặc trị này dễ dàng tìm thấy tại các nhà thuốc, hóa mỹ phẩm với các thành phần chính là:
- Acid Salicylic (BHA): có tác dụng bẻ gãy các liên kết,làm bong tế bào da chết ra khỏi da, loại bỏ các bã nhờn trong lỗ chân lông, làm sạch sâu cho da và ngăn ngừa mụn tái phát. Nồng độ phù hợp để trị mụn bọc cho da dầu là 0.5% đến 2%
- Benzoyl Peroxide: giảm tiết bã nhờn trong da giúp da khô ráo, có tính diệt khuẩn cao nên chống lại vi khuẩn gây mụn. Nồng độ an toàn để trị mụn đỏ ở má từ 2,5% đến 10% tùy vào từng loại da
- Retinoids: làm thông thoáng lỗ chân lông để không xảy ra tình trạng tắc nghẽn bã nhờn, làm sạch tế bào chết, kháng khuẩn giảm sưng viêm hiệu quả các nốt mụn, tăng lượng collagen sinh ra cho da khỏe, mịn màng.
- Lưu huỳnh (sulfur): kháng khuẩn, chống nấm hỗ trợ điều trị mụn, tẩy nhẹ tế bào chết trên da để ngăn ngừa mụn lan rộng ra.
Những thành phần này được sử dụng trong thuốc với nồng độ cho phép, đáp ứng điều trị mụn bọc cho từng giai đoạn. Sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn sẽ giúp cho tình trạng mụn sưng đỏ sớm chấm dứt, hạn chế vấn đề thâm và sẹo khi điều trị tại nhà.
Cách trị mụn bọc từ bên trong bằng thuốc uống trị mụn
Khi tình trạng mụn bọc đã nặng, gây đau nhức và viêm đỏ, bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám và kê đơn thuốc uống để điều trị hiệu quả.
Các loại thuốc kháng sinh phổ biến như Tetracycline, Minocycline, Doxycycline,…khi bạn uống vào sẽ giúp ức chế được các vi khuẩn gây mụn P.acnes trên da, hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị mụn dứt điểm.
Lưu ý: những thuốc uống này không được mua tùy tiện mà phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để tránh ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe
Trị mụn bọc ở má bằng các công nghệ cao tại spa
- Tiêm Cortisone hay Steroid: đây là phương pháp được bác sĩ chuyên khoa chỉ định thực hiện cho tình trạng mụn bọc nặng, chai cứng và sưng đỏ. Bác sĩ sẽ pha loãng nồng độ Cortisone hoặc Steroid phù hợp với tình trạng mụn và tiêm trực tiếp vào nốt mụn. Phương pháp này giúp cho các nốt mụn xẹp xuống, hết đau và sưng đỏ. Khoảng 1 tuần sau tiêm, mụn bọc ở má sẽ hết hẳn. Lưu ý, cách điều trị này chỉ áp dụng khi có bác sĩ thực hiện vì nếu tiêm quá liều sẽ gây hậu quả nghiệm trọng cho da như teo da, sẹo lõm, tổn thương da,…
- Chiếu sáng IPL: phương pháp này sử dụng công nghệ máy ánh sáng xung nhiệt, chiếu trực tiếp ánh sáng có bước sóng mạnh vào vùng da mụn, tác động sâu bên trong da giúp tiêu diệt vi khuẩn, điều tiết bã nhờn, kích thích sản sinh collagen, se khít lỗ chân lông, giảm vết thâm. Nhờ đó, bề mặt da sẽ trở nên láng mịn và sạch mụn. Ưu điểm của phương pháp này là hiệu quả nhanh, không gây đau rát cho da.
Trị mụn bọc ở má bằng phương pháp peel da hóa học
Peel da hóa học: phương pháp này sử dụng nồng độ cho phép dung dịch axit có trong tự nhiên như salicylic, glycolic hoặc retinoic… bôi lên vùng da bị mụn. Những axit này tác động mạnh lên vùng da khiến cho các tế bào chết bị bong tróc, kích thích nhân mụn bọc trồi lên trên da, gom nhanh còi mụn, diệt khuẩn và làm tái tạo làn da mới sáng và mịn. Áp dụng cách điều trị này sẽ hiệu quả nhanh trong thời gian ngắn.
Những lưu ý khi điều trị mụn bọc
Để điều trị mụn bọc ở má hiệu quả, đảm bảo không để lại tác dụng phụ gây ảnh hưởng xấu cho vùng da, các bạn nên lưu ý những vấn đề sau:
- Không nặn mụn bằng tay hoặc sờ lên mụn: bàn tay chứa nhiều vi khuẩn nên tuyệt đối không sờ lên mụn hoặc nặn mụn vì sẽ làm mụn sưng to lên, viêm nhiễm, lan rộng ra xung quanh dẫn đến khó điều trị, tốn thời gian và tốn kém.
- Hạn chế trang điểm khi bị mụn bọc: thông thường bạn hay dùng mỹ phẩm để che đi khuyết điểm trên mặt nhưng việc này vô tình khiến cho tình trạng da trở nên tồi tệ hơn. Trong mỹ phẩm chứa nhiều hóa chất dễ gây viêm nhiễm, sưng tấy cho vùng da mụn boc, khiến cho những nốt mụn theo bạn lâu hơn.
- Vệ sinh da kỹ, sạch sẽ: chăm sóc da kỹ hơn trong thời gian bị mụn, phải nhớ tẩy trang, rửa lại mặt bằng sản phẩm không kích ứng, đắp mặt nạ có thành phần tự nhiên để hỗ trợ cung cấp dưỡng chất cho da, da khỏe, đánh bay các nốt mụn.
- Bôi kem chống nắng khi ra ngoài: duy trì bôi kem chống nắng để hạn chế tia UV chiếu vào vùng da mụn đang nhạy cảm. Nên sử dụng kem chống nắng không chứa dầu
- Cân bằng chế độ ăn uống và sinh hoạt: giai đoạn này bạn cần hạn chế các đồ ăn nóng, nhiều dầu mỡ, nhiều đường và tinh bột…để không gia tăng tình trạng nặng cho vùng da mụn. Ngủ nghỉ đầy đủ để không bị stress, căng thẳng làm ảnh hưởng đến làn da
- Không dùng các sản phẩm chưa được kiểm chứng gây hậu quả không mong muốn cho vùng da mụn
- Điều trị theo đúng phát đồ của bác sĩ chỉ định để có hiệu quả nhanh
Bài viết trên đây gửi đến các bạn những kiến thức, khái niệm về mụn bọc ở má một cách rõ ràng và chi tiết để chúng ta biết được cách thức điều trị hiệu quả. Trong quá trình điều trị, các bạn nhớ thêm những lưu ý trong bài để tránh xuất hiện những vết thâm, sẹo cho da nhé. Bạn có thể liên hệ 188 Beauty Spa để được tư vấn liệu trình điều trị mụn bọc ở má từ đội ngũ chuyên gia trong ngành.