Mụn cóc ở chân là bệnh thường gặp ở mọi người đặc biệt là thanh thiếu niên và để lại cảm giác khó chịu khi đi lại. Loại mụn này không ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể tự biến mất. Tuy nhiên có những trường hợp nặng, đau nhức bạn nên đến bác sĩ để trị hiệu quả. Vậy do đâu mụn cóc xuất hiện và làm sao điều trị cho dứt điểm? Mời các bạn cùng đọc bài viết dưới đây.
Mụn cóc ở chân là gì?
Mụn cóc ở chân còn được gọi là mụn cóc Plantar là một khối thịt nhỏ nổi bất thường trên da. Vị trí thường có mụn cóc xuất hiện đó là gót chân, lòng bàn chân, lòng bàn tay vì vùng này chịu nhiều áp lực khi đi lại và thường tiếp xúc nhiều với những nơi ẩm thấp, không sạch sẽ.
Nguyên nhân gây ra mụn cóc ở chân
Mụn cóc ở chân hình thành do virus u nhú HPV loại 1, 4, 57, 60, 63, 65 và 66 gây ra. Loại virus này sống tại các nơi ẩm thấp, không sạch sẽ như phòng thay đồ nơi công cộng như trong hồ bơi, gym, spa, giày dép kín không thoáng khí,…Khi vùng da của bạn có vết trầy xước, vết thương hở, vết cắt sẽ tạo điều kiện để virus này xâm nhập vào cơ thể bạn và hình thành mụn cóc nhanh chóng.
Mụn cóc ở lòng bàn chân có thể lây lan sang các khu vực khác của bàn chân như ngón chân, gót chân,…, kích thước mụn có thể to lên và gây đau đớn khi đi lại
Các vị trí thường nổi mụn cóc ở chân
Mụn cóc có thể xuất hiện ở các vị trí khác nhau trên chân và chúng thường xuất hiện theo các vị trí sau:
- Lòng bàn chân: Mụn cóc ở lòng bàn chân thường có kết cấu phẳng hơn do áp lực từ việc đi lại hàng ngày. Chúng thường xuất hiện dưới dạng lỗ nhỏ và bao quanh là lớp sừng cứng. Cụm mụn cóc ở lòng bàn chân có thể làm cho việc di chuyển trở nên không thoải mái.
- Gót chân: Mụn cóc ở gót chân thường là mụn cơm và có hình dạng tròn. Chúng có lớp sừng dày bao quanh và chấm đen ở giữa do mao mạch tắc nghẽn.
- Ngón chân: Mụn cóc ở ngón chân thường có màu da hoặc nâu và thường có các chấm đen nhỏ trên bề mặt. Chúng có thể phát triển kích thước theo thời gian.
- Kẽ ngón chân: Mụn cóc ở kẽ ngón chân có thể mọc đơn lẻ hoặc thành cụm. Chúng có bề mặt sần sùi, giống như vết chai, hoặc có nhiều chấm đen do các mạch máu nhỏ.
- Móng chân: Mụn cóc quanh móng chân có thể gây đau và ảnh hưởng đến sự phát triển của móng. Ban đầu chúng nhỏ, nhưng sau thời gian dần phát triển và có thể lan sang các vùng khác. Mụn cóc quanh móng có thể có hình dạng giống như bông cải, gây nứt móng và đau đớn.
Dâu hiệu nhận biết
Trước giờ nhiều người vẫn có nhầm lẫn giữa mụn cóc ở gót chân với vết chai sần nên không có biện pháp điều trị kịp thời. Ngoài ra, mụn cóc sẽ có thời gian ủ bệnh khoảng 3 tháng trước khi nổi hẳn lên da. Sau đây là một số dấu hiệu dễ nhận biết khi da bạn bị mụn cóc ở chân như:
- Nốt mụn nhỏ sần sùi, cứng, nổi lên bề mặt da chân
- Đầu nốt mụn cóc có màu đen nhỏ là tác động của mạch máu bị đông lại, đây là cách để bạn dễ phân biệt giữa mụn cóc và vết chai sần
- Có nhiều mảng mô sẹo xuất hiện bên trong da
- Vùng da bao quanh mụn cóc trở nên cứng, dày
- Cảm giác đau, cộm khi đi lại cho người bị
Làm sao để chuẩn đoán được mụn cóc ở chân?
Quá trình đánh giá lâm sàng mụn cóc ở chân thường được bác sĩ chuẩn đoán qua việc nhận biết các dấu hiệu bên ngoài. Một số trường hợp đặc biệt có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm sinh thiết. Để xác định chính xác, việc chẩn đoán mụn cóc thường được thực hiện thông qua một loạt các kỹ thuật sau:
- Kiểm tra tổng quát về mụn cóc: Bác sĩ sẽ kiểm tra cẩn thận vùng da bị ảnh hưởng bởi mụn cóc để nhận biết các dấu hiệu đặc trưng.
- Cạo lớp trên cùng của mụn cóc: Quá trình này nhằm kiểm tra sự xuất hiện của các chấm sẫm màu nhỏ, tượng trưng cho sự tăng sinh các mạch máu, trên lớp sừng bề mặt của mụn cóc.
- Sinh thiết một phần nhỏ của mụn cóc: Đây là quy trình loại bỏ một phần nhỏ của mụn cóc để tiến hành xét nghiệm và phân tích, nhằm loại trừ khả năng xuất hiện các loại khối u khác trên da.
Các bước chẩn đoán và phân biệt mụn cóc bao gồm:
- Dày sừng và chai da (Clavi): Các vết sừng hóa thường không có nhiều chấm đen nhỏ như mụn cóc khi được cạo.
- Lichen phẳng (Lichen planus): Điều này được xác định bởi sự xuất hiện của các nốt sẩn nhỏ màu đỏ, phân tán, và có thể đi kèm với tổn thương.
- Dày sừng tiết bã (Seborrheic keratosis): Các tổn thương này thường có màu sắc tăng sắc tố da, và có thể xuất hiện dưới dạng sẩn nhẵn hoặc sần sùi.
- Mụn thịt (Achrocordon): Loại mụn nhỏ này thường có bề mặt mịn, có cuống và có màu sắc gần giống với màu da.
- Ung thư biểu mô tế bào vảy (Squamous cell carcinoma): Bao gồm các đặc điểm như sùi, loét, chảy máu, dai dẳng và biên độ không đều, thường xuất hiện với màu sắc không thường đồng nhất.
Các cách chữa mụn cóc ở chân phổ biến
Thông thường các mụn cóc ở chân có kích thước nhỏ, không đau có thể tự biến mất khoảng thời gian sau 6 tháng. Nhưng với những mụn có kích thước lớn, ăn sâu vào da gây đau, khó chịu khi đi lại, bạn nên đến bác sĩ để được điều trị mụn phù hợp và an toàn. Một số phương pháp phổ biến bạn có thể tham khảo sau đây:
Điều trị mụn cóc ở chân bằng laser
Liệu pháp này sử dụng ánh sáng laser đốt các mạch máu nhỏ đóng cục trong mụn cóc, các mô bị tổn thương sẽ bong ra, các nốt mụn biến mất hoàn toàn trên da. Phương pháp này được điều trị khoản 2 lần, cách nhau 2-4 tuần và đặc biệt hiệu quả nhất cho các mụn cóc nhỏ, có bề mặt phẳng tại gót chân, trên mu bàn chân, lòng bàn chân. Tuy nhiên, bạn lưu ý là phương pháp này sẽ tốn nhiều tiền và có gây tê vùng da điều trị.
Sử dụng axit salicylic để điều trị mụn cóc
Đây là thành phần có trong thuốc đặc trị mụn cóc ở chân. Thuốc có tác dụng tiêu diệt virus HPV và loại bỏ các tế bào da cứng sần trong các nốt mụn. Các tế bào này sẽ bong tróc từ từ từng lớp một, thời gian có thể kéo dài mấy tuần để cho nốt mụn cóc biến mất dần dần. Đặc biệt acid salicylic có khả năng tăng cường hệ miễn dịch tại vùng da đó để ngăn ngừa việc tái phát mụn cóc do virus gây ra.
Sử dụng phương pháp áp lạnh
Áp lạnh là phương pháp xịt hoặc bôi nitơ lỏng vào nốt mụn để đóng băng toàn bộ mụn cóc ở chân. Việc này sẽ khiến bạn cảm thấy hơi đau nên bác sĩ sẽ gây tê vùng da trước khi làm. Cách thức này chỉ có khả năng loại bỏ phần da trên của mụn cóc nên phải duy trì 2-3 tuần mới có thể khỏi mụn. Phương pháp này phải được thực hiện tại bệnh viện hoặc phòng khám theo hướng dẫn của bác sĩ vì cách điều trị này thường có tác dụng phụ như đổi sắc tố da trở nên sẫm màu, đau nhẹ,…
Sẽ có một số trường hợp sau khi điều trị mụn cóc ở chân bằng 3 phương pháp trên thì nốt mụn tái phát trên chính vùng da đó. Nguyên nhân bởi nhân mụn cóc đã ăn sâu vào da, khó chữa trị và chứa nhiều virus HPV trong đó. Các bạn cần đến gặp bác sĩ để có cách điều trị phù hợp để loại bỏ triệt để virus ra khỏi cơ thể.
sử dụng vaccine HPV để điều trị mụn cóc ở chân
Qua quá trình thử nghiệm cho thấy, vaccine HPV còn có công dụng điều trị và ngăn ngừa mụn cóc hiệu quả.
Áp dụng phương pháp tiểu phẫu
Giải phẫu là phương pháp điều trị mụn có hiệu quả nhất, tuy nhiên có nguy cơ cao để lại sẹo nên phương pháp này không được đưa vào sử dụng thường xuyên.
Cách phòng ngừa mụn cóc ở chân
Mụn cóc xuất phát từ virus nên các bạn cần lưu ý nó có khả năng lây nhiễm rất nhanh từ vùng da này sang vùng da khác, từ người này sang người khác và dễ tái phát. Vì vậy cần thực hiện giữ vệ sinh kỹ để không nổi mụn cóc ở chân và các vùng da khác. Dưới đây là những chú ý bạn cần thực hiện để phòng ngừa mụn cóc xuất hiện:
- Luôn giữ cho đôi chân thông thoáng, sạch sẽ, thay vớ mỗi lần sử dụng, không mang giày chật bít khó chịu
- Khi đi vào những nơi ẩm thấp như phòng thay đồ trong hồ hơi, phòng tập gym, yoga,…nên đi dép, không đi chân trần dễ tạo điều kiện cho virus tấn công vào các vết thương hở trên da
- Không sử dụng chung đồ với người khác để tránh lây nhiễm chéo như giày dép, vớ, quần áo, dụng cụ cắt móng,…
- Khi bị nổi mụn cóc, không nên tự ý nặn, đốt,…sẽ gây nguy hiểm cho da và lây lan sang vùng khác
- Rửa tay với xà phòng sau khi chạm vào các vùng da tổn thương trên cơ thể bạn hoặc người khác vì dễ tiếp xúc với virus HPV
Các câu hỏi thường gặp khi điều trị mụn cóc ở chân
Mụn cóc ở chân có nguy hiểm hay không?
Mụn cóc ở chân không gây nguy hiểm, tuy nhiên sẽ gây khó chịu khi đi lại. Ngoài ra, mụn cóc có thể lây lan sang các vị trí khác trên cơ thể gây ra mất thẩm mỹ.
Mụn cóc ở chân có nguy cơ lây lan không?
Mụn cóc ở chân hoàn toàn có thể lây lan sang các bộ phận khác. Không chỉ vậy, mụn cóc có thể lây lan từ người này sang người khác trong quá trình tiếp xúc hoặc sử dụng chung các vật dụng như khăn, dao cạo râu,…
Khi phát hiện mụn cóc ở chân thì nên làm gì?
Khi phát hiện mụn cóc ở chân, bạn nên đến kiểm tra tại các cơ quan y tế – da liễu để thăm khám để biết được tình trạng mụn cóc đã phát triển tới mức nào. Đặc biệt khi mụn cóc có triệu chứng đau nhức hoặc lan sang các bộ khác trên cơ thể, bạn cần đến ngay bác sĩ hoặc cơ quan y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
Sau khi xác định rõ mụn cóc ở chân hình thành từ virus, bạn chỉ cần chọn phương pháp điều trị phù hợp với mình và trị dứt điểm. Mong rằng những thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết cùng các cách phòng ngừa mụn cóc nổi trên chân mà 188 Beauty mang lại sẽ giúp bạn không bao giờ gặp lại bạn mụn cóc này nữa nhé.