Nổi nụn nhọt ở mặt và những vùng da khác như nách, bẹn,… luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người khi mắc phải. Tình trạng này chỉ xuất hiện thời gian ngắn trên da, không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc kỹ và đúng cách thì mụn sẽ phát triển, lan rộng ra và nhiễm trùng. Vậy mụn nhọt do đâu gây ra và cách điều trị như thế nào cho hiệu quả? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Cách cách trị mụn nhọt ở mặt phổ biến
Mụn nhọt ở mặt có thể điều trị tại nhà và đạt kết quả nhanh, hiệu quả nhưng bạn lưu ý phải thực hiện đúng cách. Sau đây là những cách điều trị mụn ở mặt tại nhà phổ biến và đơn giản.
Điều trị mụn nhọt ở mặt tại nhà bằng tinh dầu tràm trà
Tinh dầu tràm rất nổi tiếng với công dụng kháng khuẩn, chống viêm cho làn da với thành phần chính là terpinen-4-ol chiếm khoảng 45% nên được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm dưỡng da, kháng khuẩn, điều trị mụn.
Cách trị nhọt như sau: Vệ sinh sạch cho vùng da bị mụn nhọt, sau đó lấy 2-3 giọt tinh dầu tràm trà nguyên chất thoa lên các nốt mụn, để cho tinh dầu khô hẳn trên da. Duy trì liên tục 4-5 lần/ngày để các nốt mụn giảm đau, sưng đỏ, cồi mụn nhanh trồi lên và lành hẳn.
Trị mụn nhọt tại nhà bằng tinh bột nghệ
Tinh bột nghệ có hàm lượng cao thành phần curcumin giúp tái tạo làn da, chống lão hóa, kháng viêm hiệu quả. Ngoài ra trong nghệ còn chứa nhiều các loại vitamin E, C giúp da sáng hồng và giảm các vết thâm từ mụn nhọt gây ra
Cách thực hiện như sau: Vệ sinh vùng da bị mụn nhọt sạch sẽ, thoa hỗn hợp bột nghệ với nước lên vùng da nhọt và massage liên tục 15-20 phút để dưỡng chất thấm sâu vào các nang lông hỗ trợ kháng viêm. Sau đó rửa lại mặt sạch sẽ. Nên thực hiện 3-4 lần/tuần để mang lại hiệu quả điều trị nhọt nhanh nhất.
Hướng dẫn cách trị mụn nhọt ở mặt tại nhà bằng chườm nước nóng
Phương pháp chườm nước nóng vào nốt mụn rất phổ biến được nhiều người áp dụng. Cách thức này có tác dụng giảm nhanh vết viêm sưng của nhọt ở mặt, giảm được tình trạng đau nhức vết viêm.
Cách thực hiện rất đơn giản: Làm sạch vùng da bị mụn nhọt, lấy miếng gạc sạch thấm vào nước nóng và chườm lên vùng da bị nhọt khoảng 10 phút. Duy trì việc này liên tục 4 lần/ngày, bạn sẽ thấy vết viêm sưng sẽ xẹp xuống và từ từ lành hẳn.
Trị mụn nhọt ở mặt bằng cách uống thuốc kháng sinh, thuốc đặc trị mụn nhọt ở mặt
Khi vết nhọt sưng to, viêm đỏ và quá đau tại vùng da bị mụn nhọt, bạn có thể chọn sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị nhanh và hiệu quả. Đây là thuốc bôi trực tiếp lên nốt mụn giúp diệt sạch vi khuẩn gây mụn, giảm được tình trạng viêm đỏ đang gây ra cho da.
Ngoài ra, tùy theo tình trạng mụn nhọt của bạn khi đi khám, bác sĩ có thể kê đơn thuốc uống đặc trị mụn nhọt ở mặt cho bạn để giảm đau nhức và điều trị dứt điểm nhanh chóng
Bôi thuốc sát trùng trị mụn nhọt ở mặt tại nhà
Bôi thuốc sát trùng trị mụn nhọt ở mặt như bôi dung dịch betadine để sát khuẩn hoặc chlorhexidine, clindamycin, milian, castellani, các mỡ kháng sinh bôi.
Những lưu ý để ngăn ngừa mụn nhọt xuất hiện ở mặt
Để ngăn ngừa mụn nhọt ở mặt xuất hiện gây khó chịu cho làn da, các bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Giữ cho làn da luôn sạch sẽ, khô thoáng, đặc biệt các vị trí hay tiết dầu
- Ăn uống và sinh hoạt khoa học, đầy đủ vitamin khoáng chất
- Không sử dụng chung đồ cá nhân với người khác để tránh lây nhiễm vi khuẩn gây mụn
- Sát trùng kỹ vùng da bị tổn thương do vết cắt, côn trùng cắn,…
- Kiểm soát tốt các bệnh khiến miễn dịch giảm như tiểu đường, gan thận,…
Một số thắc mắc khi điều trị mụ nhọt ở mặt
Các biện pháp trị mụn tại nhà như trên có trị được dứt điểm tình trạng mụn nhọt nặng không?
- Không hiệu quả cho tình trạng nặng. Khi mụn nhọt ở mặt của bạn nặng, sưng đỏ, mủ vàng, bạn cần đến thăm khám bác sĩ để có chỉ định điều trị hiệu quả, tránh tình trạng để lâu nó sẽ trở nặng, lan rộng ra
Mụn nhọt ở mặt bao lâu thì khỏi?
- Mụn nhọt tồn tại kéo dài trong khoảng 1 – 2 tuần, thông thường những mụn nhọt đơn giản sẽ tự lặn và lành trong vòng hai tuần chỉ với những cách xử trí đơn giản tại nhà. Tuy nhiên, nếu sau hai tuần mụn nhọt vẫn hiện diện và có triệu chứng sưng đau kéo dài, có thể đây là tình huống nghiêm trọng và cần tham khảo ý kiến chuyên gia.
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
- Khi bạn đã áp dụng các cách trên nhưng mụn nhọt vẫn lâu khỏi, vùng da xung quanh mụn sưng to căng cứng gây đau nhức, và nhiều khi bạn sẽ bị sốt.
- Các nốt nhọt mọc đi mọc lại nhiều lần trên da
- Người bị mụn nhọt ở mặt đang bị các bệnh suy giảm hệ miễn dịch
Trên đây là những kiến thức hữu ích mà 188beauty.com muốn chia sẽ đến bạn để ngăn ngừa và điều trị kịp thời tình trạng mụn nhọt ở mặt xuất hiện. Nhìn chung có nhiều phương pháp điều trị có thể tại nhà cho mụn nhẹ và đến gặp bác sĩ nếu mụn sưng viêm nghiêm trọng. Chúc các bạn mau lấy lại làn da mịn và chắc khỏe nhé.